Dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì hệ thống điện công nghiệp là dịch vụ cần thiết cho mỗi nhà máy công nghiệp, chúng đảm bảo cho nhà máy hoạt động ổn định mà không bị gián đoạn bởi các tác động ngoại cảnh như bị chuột cắn, hoặc do các đầu dây bị lỏng hoặc chập trờn. Vậy dịch vụ này bao gồm những công việc cụ thể gì và tại sao cần phải bảo dưỡng bảo trì hệ thống điện công nghiệp. Hãy cùng TEDCO làm rõ các lý do ngay sau đây.
05 Lý do cần thực hiện bảo dưỡng, bảo trì hệ thống điện công nghiệp
Bảo trì điện công nghiệp là điều cần thiết, những lý do sau đây sẽ làm rõ hơn về vấn đề này
1. Bảo trì điện công nghiệp giúp nhà máy vận hành liên tục
Thật vậy, việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng toàn bộ thiết bị điện trong nhà máy là điều cực kỳ cần thiết, giúp nhà máy vận hành liên tục, tránh gặp những sự cố sảy ra gây gián đoạn sản xuất vào những thời điểm nhạy cảm. Mặt khác, việc làm này còn phòng ngừa được những sự cố điện ngoài mong muốn sảy ra bất ngờ gây thiệt hại nghiêm trọng.
2. Bảo trì điện công nghiệp giúp nhà máy tránh gặp những sự cố chập cháy
Như chúng ta đã biết, thiết bị nào hoạt động cũng có tuổi thọ và vòng đời của nó, thiết bị điện công nghiệp cũng không là ngoại lệ. Ví dụ, các ACB, Aptomat, Contactor….có tuổi thọ từ 10.000 đến 15.000 lần đóng và ngắt. Vì vậy, khi hoạt động trong một thời gian dài, các tiếp điểm cơ khí bị bào mòn dần, làm cho hoạt động không còn tin cậy. Ngoài ra, việc nhà máy tiêu thụ điện theo thời gian sẽ tăng lên do các máy móc ngày càng cũ đi. Do đó, việc kiểm tra và thay thế các thiết bị điện là rất quan trọng, giúp nhà máy tránh được các nguy cơ quá tải, chập cháy do các thiết bị điện gây ra
3. Bảo trì điện công nghiệp giúp nhà máy tiết kiệm điện năng
Đầu tư nâng cấp và cải tiến hệ thống điện cũng là một phần việc phát sinh trong quá trình kiểm tra, bảo dưỡng và bảo trì hệ thống điện. Tôi xin lấy ví dụ như sau:
Thời gian đầu tiên khi đầu tư nhà máy, chủ doanh nghiệp thường ít quan tâm đến từng thiết bị điện hay máy móc, bởi thời gian ban đầu phải tập chung cho việc xây dựng nhà máy để mau chóng đưa nhà máy vào hoạt đông.
Tuy nhiên, khi nhà máy đi vào hoạt động, bắt đầu các chi phí tăng lên, một trong số đó là các chi phí về năng lượng điện tiêu thụ đang để chủ doanh nghiệp phải quan tâm.
Qua đó, các thiết bị điện không cần hoạt động hết công suất, nhưng chúng vẫn phải chạy hết công suất. Nắm được điều này, chúng ta cần cải tiến hệ thống điện, một số công việc đó phải kể đến là việc rà soát lại toàn bộ các động cơ điện và lắp đặt biến tần cho chúng, nhằm tiết kiểm điện hơn. Đồng thời nâng cấp thêm các hệ thống cảm biến và đồng hồ đo để kiểm soát năng lượng.
4. Tránh được các khoản phạt từ điện lực
Bảo trì, bảo dưỡng, đo đếm hệ số cos phi của nhà máy cũng là một công việc cần thực hiện định kỳ 3 tháng 1 lần. Bởi, theo thời gian các tham số của tụ bù, hoặc nhà máy nâng cấp thêm nhiều máy móc thì cos phi của nhà máy cũng từ đó mà thay đổi. Để không bị phạt cos phi từ công ty điện lực. Chúng tôi khuyên các nhà máy cần chủ động việc đo đếm cos phi nhà máy của mình trước khi bị điện lực phạt
5. Giảm chi phí do phải thay thế thiết bị
Theo kinh nghiệm nhiều năm làm dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì hệ thống điện cho các nhà máy. Chúng tôi nhận thấy một điều rất quan trọng, các nhà máy thực hiện định kỳ các quy trình bảo dưỡng bảo trì phải trả ít tiền hơn cho chi phí phải thay thế thiết bị điện mới so với các nhà máy không có hoặc không bảo trì bảo dưỡng không đúng định.