23.06
2020
tụ bù hạ thế

Nhà thầu điện TEDCO chuyên lắp đặt tụ bù điện

Hiện nay, tụ bù điện được sử dụng rất rộng rãi vì Tụ bù điện là một hệ thống hai vật dẫn luôn đặt gần nhau bằng một lớp cách điện tụ này có tác dụng phóng và tích điện trong mạch điện. Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về tụ bù điện là gì? Phân loại tụ bù điện có mấy cách?

Nhà thầu điện TEDCO chuyên ls đặt tụ bù điện

Tụ bù điện là gì?

tụ bù điện
Tụ bù điện- công dụng của tụ bù điện

 

Tụ bù điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và được ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện, tụ bù điện có tác dụng tích điện và phóng điện trong mạch điện.

>> XEM THÊM: Bảo trì điện công nghiệp

Trong tụ bù điện có điện dung, đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ bù ở một hiệu điện thế nhất định thì được gọi là điện dung. Điện dung được xác định bằng thương số giữa điện tích của tụ bù và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ bù điện.

Tụ bù điện được sử dụng trong rất nhiều loại hệ thống điện, lưới điện khác nhau, tụ bù có tác dụng bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất cosphi nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống điện cũng như lưới điện. Sử dụng tụ bù điện có thể làm giảm được một khoản tiền điện đáng kể hàng tháng.

Phân loại tụ bù điện.

Có 2 cách để phân loại đó là: Phân loại theo cấu tạo và phân loại theo điện áp.

Thứ nhất: Phân loại theo cấu tạo gồm có: tụ bù khô và tụ bù dầu.

  • Tụ bù dầu: Tụ bù dầu phổ biến trên thị trường Việt Nam có các giải công suất bù 10, 15, 20, 25, 30, 40, 50kVAr. Tụ bù dầu là loại bình chữ nhật tòn vuông hay có thể cạnh sườn. Ưu điểm: Tụ dầu thường được sử dụng cho tất cả các hệ thống bù. Nó có độ bền cao. Đặc biệt là những hệ thống bù công suất lớn, chất lượng điện xấu, có sóng hài (dùng kết hợp với cuộn kháng lọc sóng hài). Tụ bù điện hạ thế 3 pha loại tụ dầu.
  • Tụ bù khô: Một số hãng tụ bù khô có loại nhỏ 2.5, 5kVAr và loại lớn 40, 50kVAr. Tụ khô phổ biến trên thị trường Việt Nam có các giải công suất bù 10, 15, 20, 25, 30kVAr. Tụ bù điện hạ thế 3 pha loại tụ khô. Tụ bù khô là loại bình tròn dài. Luôn có ưu điểm nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ dễ lắp đặt, thay thế, chiếm ít diện tích trong tủ điện. Giá thành thường thấp hơn tụ dầu. Tụ bù khô thường được sử dụng cho các hệ thống bù công suất nhỏ, chất lượng điện tương đối tốt.

Thứ hai: phân loại theo điện áp:

  • Có các loại điện áp 250V;230V: Tụ bù hạ thế 1 pha.
  • Tụ bù hạ thế 3 pha, tụ bù hạ thế 1 pha.
  • Tụ bù hạ thế 3 pha: gồm có các loại điện áp 230V, 380V, 400V, 415,440V,… 720V, 1100V. Phổ biến nhất là 2 loại điện áp 415V và 440V. Tụ bù 415V thường được dùng trong các hệ thống điện áp tương đối ổn định ở điện áp chuẩn 380V. Tụ bù 440V thường sử dụng trong các hệ thống điện áp cao hơn điện áp chuẩn, các hệ thống có sóng hài cần lắp kèm với cuộn kháng lọc sóng hài.
tụ bù điện
Phân loại tụ bù điện- những loại tụ bù điện thường gặp

 

Đặc điểm của tụ bù điện:

  • Các thiết bị sinh ra sóng hài nhỏ nên không cần lộc sống hài.
  • Tổng công suất tiêu thụ thấp chỉ khoảng vài chục kW.
  • Công suất phản kháng thấp: trong trường hợp này tiền phạt cos phi hàng tháng chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng nếu chi phí lắp đặt tủ tụ bù cao quá thì mặc dù tiết kiệm điện nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế. Nhf thầu điện TEDCO chuyên cung cấp lắp đặt tụ bù điện.
  • Trong các hệ thống điện tụ bù sẽ được sử dụng với mục đích bù công suất phản kháng để nhằm nâng cao hệ số công suất, đảm bảo hoạt động của lưới điện và tránh bị phạt tiền theo quy định của ngành điện lực. Vì vậy lắp đặt tụ bù sẽ giảm được khoản đáng kể cho tiền điện hàng tháng trong nhà bạn. tụ bù có đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện ở một hiệu điện thế nhất định được gọi là điện dung của tụ bù.
    Trong thực tế tụ bù điên thường có các cách gọi như: tụ bù điện, tụ bù công suất, tụ bù cos phi, tụ bù công suất phản kháng.
tụ bù điện
Lắp đặt tụ bù điện rất tốt cho công trình của bạn

 

Lắp Tụ bù điện có tiết kiệm điện không?

Câu hỏi trên sẽ được giải đáp như sau:

  • Trong hệ thống điện sản xuất và điện sinh hoạt sử dụng nhiều thiết bị cảm kháng như động cơ, biến áp,… các thiết bị đó không những tiêu thụ công suất hữu công P (kW) = S*Cosφ mà còn tiêu thụ một lượng lớn công suất vô công Q (kVAr) = S*Sinφ gây tổn hao cho hệ thống điện. Công suất phản kháng càng lớn thì Cosφ càng nhỏ. Ngành Điện quy định cosφ phải đạt thấp nhất 0.9. Nếu để cosφ dưới 0.9 thì đơn vị sử dụng điện sẽ bị phạt tiền mua công suất phản kháng. Lắp tụ bù không những tiết kiệm tiền điện do không bị phạt mà còn giảm được tổn hao trên đường dây, tiết kiệm một phần chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống điện như dây dẫn, thiết bị đóng cắt bảo vệ, máy biến Áp.
  • Trong đó φ (đọc là phi) là góc lệch pha giữa dòng điện và điện áp. Thành phần công suất phản kháng làm cho tổng công suất truyền tải trên đường dây tăng lên gây tổn hao, quá tải, sụt áp.
  • Trong thực tế cosφ thường được cài đặt ở ngưỡng 0.95. Tùy theo từng đơn vị sử dụng điện khi lắp tụ bù có thể tiết kiệm được vài chục % tiền điện hàng tháng do không bị phạt tiền cosφ. Lắp đặt tụ bù là giải pháp để giảm công suất phản kháng. Đảm bảo cosφ luôn cao hơn 0.9 sẽ không bị phạt tiền.

Nhà thầu điện TEDCO là một đơn vị chuyên cung cấp lắp đặt tụ bù điện với đội ngũ kĩ sư chuyên nghiệp có rất nhiều năm kinh nghiệm, trong việc cung cấp lắp đặt các loại tụ bù điện. Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt tụ bù điện mà chưa tìm ra đơn vị lắp đặt tốt nhất hãy liên hệ với nhà thầu điện TEDCO bạn sẽ có một tụ bù điện tốt.

Công ty Cổ Phần TEDCO Việt Nam

Địa chỉ: 18 Đường số 2, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, TP. HCM

Nhà Xưởng: 57/5 Tô Vĩnh Diện, P.Đông Hòa , TX. Dĩ An , T.Bình Dương.

Hotline: 090.799.5936 (Mr. Hải)

Điện Thoại: 0274.246.1550

Website: Nhà Thầu Cơ Điện | Nhà Thầu Điện | Máng Cáp

Leave your comment

Please enter your name.
Please enter your email address.
Please enter a valid email address.
Please enter comment.