15.10
2023
Lắp đặt điện mặt trời cần có giấy cấp phép của nhà nước

Nguy cơ khi lắp điện năng lượng mặt trời sai cách

Lắp điện năng lượng mặt trời là sử dụng một nguồn năng lượng tái tạo đang được quan tâm vì những lợi ích mà nó mang lại. Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới nên ánh sáng mặt trời có rất nhiều. Do đó lắp điện năng lượng mặt trời đang dần chiếm được ưu thế trong hộ gia đình cũng như doanh,xí nghiệp.

Tuy nhiên lắp điện năng lượng mặt trời cần có kiến thức và kĩ thuật chuyên môn phù hợp. Nếu việc lắp điện năng lượng mặt trời sai cách sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ. Điển hình là nguy cơ về tiếp địa hệ thống pin mặt trời.

Lắp điện năng lượng mặt trời cần có đội ngũ KTV chuyên nghiệp, lành nghề
Lắp điện năng lượng mặt trời cần có đội ngũ KTV chuyên nghiệp, lành nghề

Tiếp địa hệ thống pin trong lắp điện năng lượng mặt trời là gì?

Đối với một hệ thống điện thông thường, tiếp địa là việc kết nối các thiết bị điện với mặt đất để tạo ra một điểm có hiệu điện thế bằng không hoặc gần bằng không. Mục đích của việc lắp tiếp địa khi lắp điện năng lượng mặt trời là để đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện và cho tính mạng con người. Giảm nguy cơ gặp nguy hiểm khi xảy ra các hiện tượng như sét, điện áp quá cao… Ngoài ra, tiếp địa cũng hỗ trợ ổn định điện áp, cải thiện chất lượng dòng điện, giúp các thiết bị điện hoạt động ổn định với hiệu suất cao.

Đối với iệc lắp điện năng lượng mặt trời, tiếp địa là yêu cầu bắt buộc để bảo vệ toàn bộ các thiết bị trong hệ thống bao gồm: các tấm pin mặt trời, inverter hòa lưới, bộ điều khiển sạc và các phụ kiện khác. Đồng thời, hệ thống tiếp địa cũng sẽ giúp giảm tổn thất điện năng do chênh lệch điện áp giữa các tấm pin và giữa các dãy pin khi lắp điện năng lượng mặt trời.

Vai trò của việc tiếp địa hệ thống pin mặt trời trong lắp điện năng lượng mặt trời.

Tiếp địa trong lắp điện năng lượng mặt trời có các vai trò như sau:

  • Đảm bảo an toàn cho người sử dụng: Khi một thiết bị bị hỏng cách điện, chúng sẽ xuất hiện dòng rò gây nguy hiểm cho con người. Khi có hệ thống tiếp địa, dòng rò sẽ chạy đến tiếp địa và truyền xuống đất để đảm bảo an toàn cho con người.
  • Hạn chế nguy cơ hỏng hóc, hư hại các thiết bị trong hệ thống: Ví dụ khi gặp hiện tượng như sét đánh, điện tích từ sét sẽ chảy đến các tiếp địa và xuống đất thay vì vào các tấm pin hay các thiết bị khác. Điều này giúp làm giảm nguy cơ hư hại và giảm tổn thất cho hệ thống điện mặt trời.
  • Đảm bảo điện áp trong hệ thống không vượt quá giới hạn cho phép. Nhờ đó các thiết bị trong hệ thống được bảo vệ khỏi nguy cơ cháy nổ và hỏa hoạn nghiêm trọng.
  • Hỗ trợ giảm thiểu tổn thất điện năng do sự chênh lệch về điện áp giữa các tấm pin năng lượng hoặc giữa các dãy pin, giúp hệ thống hoạt động hiệu quả và tối ưu hơn.

Các loại tiếp địa hệ thống pin mặt trời trong lắp điện năng lượng mặt trời.

Hiện nay có hai loại tiếp địa hệ thống pin mặt trời chính, đó là: tiếp địa dương cực và tiếp địa âm cực.

  • Tiếp địa dương cực: Nối cực dương của tấm pin mặt trời với mặt đất.
  • Tiếp địa âm cực: Nối cực âm của tấm pin mặt trời với mặt đất.

Để lựa chọn giữa hai loại tiếp địa trên, bạn cần quan tâm đến nhiều yếu tố bao gồm: loại pin năng lượng, dòng inverter, loại khung giàn và điều kiện lắp đặt. Dưới đây là hướng dẫn giúp bạn lựa chọn loại tiếp địa phù hợp:

  • Nếu hệ thống điện mặt trời của bạn sử dụng các tấm pin có lớp phủ EVA hoặc Tedlar thì nên lựa chọn loại tiếp địa dương cực. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa được hiện tượng điện phân gây hư hại cho lớp phủ của tấm pin.
  • Nếu hệ thống sử dụng tấm pin có lớp phủ Teflon hoặc Kynar thì bạn nên chọn loại tiếp địa âm cực cho hệ thống của mình.
  • Đối với inverter có tính năng tiếp địa cực tự động, bạn nên chọn loại tiếp địa theo hướng dẫn của đơn vị sản xuất.
  • Đối với khung giàn giá đỡ bằng kim loại, bạn nên lắp nối đất khung giàn để ngăn ngừa điện áp không mong muốn và giảm nguy cơ cháy nổ xảy ra.
  • Đối với địa điểm lắp đặt, nếu hệ thống điện mặt trời được lắp đặt ở khu vực thường xảy ra sét thì bạn nên sử dụng các thiết bị chống sét cho cả hai mạch DC và AC.

Cách lắp tiếp địa khi lắp điện năng lượng mặt trời

Để đảm bảo việc lắp điện năng lượng mặt trời hoạt động an toàn và hiệu quả, bạn cần thực hiện lắp tiếp địa cho hệ thống với các bước sau:

Chọn vị trí lắp cọc tiếp địa: Chọn vị trí lắp gần với hệ thống pin năng lượng mặt trời nhưng xa các nguồn gây nhiễu điện từ để đảm bảo hiệu quả tiếp địa cao nhất.

Lắp cọc tiếp địa: Thực hiện lắp đặt cọc tiếp địa trên mặt đất và ốc siết cáp gắn vào đầu cọc tiếp địa để tạo điểm tiếp địa.

Nối tiếp địa với hệ thống điện mặt trời: Sau khi lắp cọc tiếp địa, tiến hành nối cọc tiếp địa với hệ thống pin thông qua dây dẫn. Thường các hệ thống sẽ sử dụng dây dẫn đồng trục để đảm bảo khả năng dẫn điện và hiệu quả tiếp địa tốt hơn.

Kiểm tra hệ thống tiếp địa: Sau khi lắp đặt tiếp địa cho hệ thống, cần kiểm tra tiếp địa để đảm bảo khả năng vận hành và hoạt động của nó. Việc kiểm tra cần diễn ra thường xuyên để đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn và hiệu quả.

Nguy cơ xảy ra khi lắp tiếp địa sai cách

Tiếp địa là một thành phần quan trọng trong lắp điện năng lượng mặt trời. Nếu lắp điện năng lượng mặt trời sai cách hay chọn vật liệu dùng trong tiếp địa không đủ tiêu chuẩn cũng sẽ gây những rủi ro nghiêm trọng đến hệ thống và cả tính mạng con người.

Một số những rủi ro có thể gặp phải khi lắp đặt hệ thống tiếp địa sai cách đó là: gây chập điện, cháy nổ, làm thiệt hại tài sản và gây nguy hiểm cho con người. Hoặc gây thiệt hại cho các công trình ngầm dưới mặt đất nếu không khảo sát kỹ địa điểm trước khi lắp đặt.

Trong khi đó, đối với một hệ thống điện mặt trời dân dụng hoặc công nghiệp, để đảm bảo an toàn thì bắt buộc toàn bộ hệ thống từ các tấm pin, biến tần, khung giàn giá đỡ… đều phải được lắp đặt tiếp địa.

Vì vậy khi lắp điện năng lượng mặt trời, bạn nên tìm đến các chuyên gia hoặc những đơn vị lắp đặt điện mặt trời uy tín để được tư vấn hoặc lắp đặt trực tiếp. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình lắp điện năng lượng mặt trời.

Liên hệ ngay TEDCO đơn vị cung cấp giải pháp thiết kế, lắp điện năng lượng mặt trời uy tín tại Việt Nam.

Leave your comment

Please enter your name.
Please enter your email address.
Please enter a valid email address.
Please enter comment.