CÔNG TRÌNH CỦA KHÈ GROUP Tedco thi công hệ thống tủ điện công nghiệp tại công trình Sạc Station của Khè Group Hạng Mục: Thi công và lắp đặt hệ thống tủ công nghiệp Vị Trí: Quận 1, TP.HCM Chủ Đầu Tư: Khè Group Khè Group là chuỗi F&B nổi tiếng, nhà hàng kết hợp […]
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PPG VIỆT NAM TEDCO thi công lắp đặt tủ điều khiển máy khuấy trộn tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PPG VIỆT NAM Hạng Mục: Lắp đặt tủ điều khiển máy khuấy trộn Vị Trí: Biên Hòa, Đồng Nai Chủ Đầu Tư: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN […]
CÔNG TRÌNH CỦA KHÈ GROUP Tedco thi công hệ thống tủ điện công nghiệp tại công trình Sạc Station của Khè Group Hạng Mục: Thi công và lắp đặt hệ thống tủ công nghiệp Vị Trí: Quận 1, TP.HCM Chủ Đầu Tư: Khè Group Khè Group là chuỗi F&B nổi tiếng, nhà hàng kết hợp […]
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PPG VIỆT NAM TEDCO thi công lắp đặt tủ điều khiển máy khuấy trộn tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PPG VIỆT NAM Hạng Mục: Lắp đặt tủ điều khiển máy khuấy trộn Vị Trí: Biên Hòa, Đồng Nai Chủ Đầu Tư: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN […]
Hiện nay, lắp đặt tủ điện động lựcđược sử dụng nhiều trong đời sống bởi vì giá thành của nó phù hợp với người sử dụng bên cạnh đó nó còn mang lại sự tiện lợi cho người sử dụng, vì vậy để lắp đặt tủ điện động lực tốt thỳ cần phải qua những bước nào? Bài viết sau đây sẽ giải quyết vấn đề đó.
Đặc điểm của Tủ điện động lực
Để hoàn thiện hệ thống điện trong công nghiệp không thể thiếu tủ điện động lực.
Công đoạn này được xem là quan trọng nhất, bởi nó quyết định sự hoàn thiện của một hệ thống , nó đòi hỏi tất cả các kỹ sư thiết kế phải thật nắm chắc, giỏi, có sự am hiểu trong thiết kế, và thi công. Sự lựa chọn các linh kiện, bố trí các thiết bị đóng cắt phải hợp lý. Để đảm bảo trong quá trình vẫn hành được an toàn, bảo vệ thiết bị tốt nhất, cũng như tiết kiệm được chi phí đầu tư.
Tủ điện động lực gồm có các thiết bị có công suất lớn: vỏ tủ, thiết bị đóng cắt.
Đặc điểm tủ điện động lực
Thông số kỹ thuật của tủ điện
Vỏ tủ: IEC-61439
Vật liệu Thép tấm
Bề mặt Mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện.
Kết cấu Dạng khung đặt đứng, Tole dày 2mm, 2 lớp cửa, phía lưng và mặt bên có khả năng tháo lắp, ngõ vào ra cáp phía trên và dưới đều được, nâng hạ bằng móc câu.
Tùy theo yêu cầu kỹ thuật mà tủ điện động lực cần thiết kế, lắp đặt có nhiều cách làm khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung thực hiện lắp đặt tủ điện động lực đều bao gồm các bước sau:
Tính toán các thông số để lựa chọn các thông số
Thứ 1: Tính toán thông số kỹ thuật để lựa chọn các thiết bị cần thiết.
Thứ 2: Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị, sơ đồ nguyên lý hoạt động. Khâu thiết kế có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất tủ điện động lực. Tủ điện động lực cần thiết kế đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết nhưng cũng cần phải được tối ưu trong thiết kế nhằm giảm vật tư, giá thành cấu thành sản phẩm. Khi thiết kế, cần lưu ý tới quá trình mở rộng, hay sự thay đổi của hệ thống thiết bị trong tương lai. Khâu thiết kế cần được chú trọng và kiểm tra kỹ lưỡng, nhằm tránh xảy ra những sai sót sau khi đã hoàn thiện các công đoạn tiếp theo, điều này có thể dẫn tới việc phải làm lại toàn bộ quá trình từ đầu. Hiện nay có nhiều phần mềm hỗ trợ vẽ thiết kế lắp đặt tủ điện động lực, nhưng thông dụng và đầy đủ nhất là phần mềm Cad Electric.
Thứ 3: Gia công, lắp đặt phần vỏ tủ. Sau khi tính toán, lựa chọn các thiết bị cần thiêt cho tủ điện động lực, ta cần lựa chọn vỏ tủ điện để chứa các thiết bị đó. Trên mặt tủ, ta sẽ gia công các lỗ để gá lắp các thiết bị như đèn báo, đồng hồ, nút nhấn …Việc gia công các lỗ khoan này có thể được thực hiện đột dập bằng máy CNC hoặc có thể khoan khoét bằng tay. Khi lắp đặt thiết bị lên vỏ tủ điện công nghiệp, cần tuân theo các nguyên tắc sau: Các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị đặt ở phía trên cao. Các thiết bị điều khiển đặt phía dưới. Cần phân bố các nút nhấn, công tắc cùng điều khiển 1 thiết bị trên cùng 1 hàng để thuận tiện cho quá trình vận hành.
Lưu ý: Vỏ tủ điện động lực có những vị trí bị khoan khoét thông với bên ngoài như: vị trí quạt thông gió, vị trí đấu dây vào/ ra tủ điện cần phải làm lưới che chắn hoặc chèn đất sét chuyên dụng nhằm tránh chuột và côn trùng chui vào làm hỏng thiết bị.
Thứ 4: Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ điện động lực. Việc thiết kế bố trí thiết bị trên tủ điện động lực hợp lý, đúng cách sẽ làm cho tủ điện giảm ảnh hưởng độ nhiễu giữa các thiết bị, tiết kiệm dây dẫn điện, tăng tính thẩm mỹ, tăng tuổi thọ các thiết bị và vận hành ổn định hơn.. Sắp xếp thiết bị được phân thành từng nhóm như sau: Nhóm thiết bị điều khiển hay đặt cùng nhau, góc phía trên. Nhóm khí cụ điện đóng cắt đặt cùng 1 hàng phía dưới Aptomat tổng đặt ở trung tâm tủ điện (hoặc đặt ở góc cao bên trái) sao cho thuận tiện trong quá trình vận hành, thao tác. Cầu đấu đặt ở phía dưới cùng để thuận tiện cho quá trình đấu dây vào / ra tủ điện
Thứ 5: Đấu dây dẫn điện. Dây dẫn giữa các thiết bị điện cần được kết nối một cách khoa học, gọn gàng. Đầu cốt phải được phân màu và được đánh số thứ tự để dễ dàng kiểm soát và sửa chữa sau này. Dây tín hiệu và dây mạch lực nên được đi trong các ống ghen riêng biệt, càng xa nhau càng tốt. Với dây tín hiệu có độ nhạy cao thì phải có vỏ bọc chống nhiễu. Nên đấu dây phần mạch động lực trước sau đó mới tới dây phần điều khiển Dây điều khiên và dây mạch lực phải đi vuông góc nhau và tuân theo tiêu chuẩn sau
Thứ 6: Cấp nguồn, chạy không tải. Sau khi đã hoàn tất việc đấu dây, ta cần kiểm tra kỹ lại hệ thống trước khi cấp nguồn điện cho tủ điện động lực.
Nhà thầu điện Tedco- lắp đặt tủ điện động lực
Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng lắp đặt tủ điện động lực, hãy đến với nhà thầu điện Tedco của chúng tôi. Với đội ngũ kĩ sư dày dặn kinh nghiệm, sẽ đảm bảo mang đến cho khách hàng một hệ thống lắp đặt tủ điện động lực tốt nhất. Nhà thầu điện TEDCO vẫn đang giữ vững châm ngôn ” Trao giá trị – nhận niềm tin” cho khách hàng.