31.05
2022
Vỏ tủ điện ngoài trời là gì? Tiêu chuẩn chọn mua tủ điện ngoài trời 31

Vỏ tủ điện ngoài trời là gì? Tiêu chuẩn chọn mua tủ điện ngoài trời

Hiện nay tủ điện được lựa chọn rộng rãi với mục đích là bảo vệ các thiết bị điện. Nhưng tủ điện thì có nhiều loại mà không phải ai cũng  biết như tủ điện ngoài trời, tủ điện trong nhà. Ngoài ra loại tủ điện ngoài trời còn đang rất được ưa chuộng được sử dụng rất nhiều và cũng khá là quan trọng. Vậy tủ điện ngoài trời là gì mà lại quan trọng đến vậy, hãy xem hết bài viết để hiểu rõ hơn cũng như biết tiêu chuẩn để chọn mua tủ điện ngoài trời nhé.

Tủ điện ngoài trời là gì

Tủ điện ngoài trời khi nghe tên thì bạn thấy xa lạ đúng không, nhưng chắc chắn bạn đã gặp qua rồi mà không biết tên hay không nhờ đấy thôi. Tủ điện ngoài trời là loại tủ được dùng để bảo vệ các trạm biến áp, trạm pham phối, tủ điện hạ thế, tủ điều khiển ngoài trời,… Đây là dòng tủ điện chuyên dùng ở bên ngoài.

Không chỉ nhờ vào việc được chế tạo bằng inox để hạn chế oxi hoá mà tủ điện ngoài trời có chỉ số IP từ 66 trở lên nên có khả năng kháng nước trong điều kiện môi trường cực kỳ tốt và tránh các tác động bên ngoài như mưa gió, bụi,…Bên cạnh đó nó còn có chức năng là giúp các thiết bị ở bên trong bền bỉ, nên các yếu tố thời tiết không thể ảnh hưởng đến các thiết bị bên trong vỏ tủ điện ngoài trời mặc dù đã hoạt động được nhiều năm.

Ngoài ra thì tủ điện còn được sản xuất với nhiều kích thước đa dạng với mục tiêu là đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thông thường thì các tủ đầy đều có những kích thước thông dụng, xác định và được sản xuất theo quy định của nhà máy. Nhưng hiện tại với những hệ thống đặc biệt thì các nhà máy ngày nay có thể gia công theo yêu cầu của mọi khách hàng.

Tuỳ theo nhu cầu và mục đích khách nhau của mỗi người nên thông thường tủ có các loại như vỏ tủ điện ngoài trời cho trạm phân phối, cho biến áp, cho máy cắt,… Đặc biệt là một số tủ điện ngoài trời còn được dùng cho các mạng điều khiển động cơ theo quy trình công nghệ hoặc mang điều điển làm việc độc lập.

Từ đó người dùng có thể thiết kế dễ dàng thiết kế để vận hành bằng tay hoặc lập trình để tự động làm việc trong sân bay, bến cảng, nhà ga, khu đô thị,… Tủ này còn được làm từ chất liệu Inax 204 trở lên, thép CT13, tôn đen hay thép không gỉ SUS 201, SUS304 có độ dày 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm và có sơn tĩnh điện bên ngoài.

Tủ điện ngoài trời là gì
Tủ điện ngoài trời là gì

Tầm quan trọng của vỏ tủ điện ngoài trời

Tủ điện ngoài trời như một thiết bị bảo vệ các thiết bị điện khác quan trọng ở bên trong nó một cách an toàn. Như là MCCB, tụ bù hay là các thiết bị đóng cắt, MCB và những thiết bị khác chuyên đo lượng điện.

Nhiêu đó thôi là đủ thấy tầm quan trọng của tủ điện ngoài trời, tuy nhiên không chỉ dừng lại ở việc là bảo vệ an toàn tuyệt đối cho các thiết bị khác hay bảng điều khiển và mạch điện nằm ở bên trong của tủ điện. Mà nó còn là 1 lớp phân tách để hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa con người và nguồn điện để có thể an toàn tính mạng của con người và tránh những rủi ro không đáng có.

Ngoài ra khi có được vỏ tủ điện ngoài trời này rồi thì các thiết bị điện có thể phát huy tối đa được độ bền và đảm bảo được rằng nó sẽ làm việc tốt nhất trong nhiều năm mà không bị những tác động bởi các yếu tố thời tiết, nhiệt độ,… Phụ thuộc vào nhu cầu hay mục đích của người dùng nên có đa dạng kích thước để chọn như: 200 x 800mm, 200 x 2300mm, 123 x 1000mm, 1.9mm, 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm, 2.5mm

Đôi khi thì người dùng sẽ căn cứ vào các yếu tố như là số thiết bị điện, vị trí lắp, … để xác định loại tủ điện và loại vỏ tủ điện sao cho có thông số phù hợp nhất. Đặc biệt thì các tủ điện ngoài trời này còn giúp tối ưu hoá chi phí thi công hay hỗ trợ xử lý nước thải hiệu quả hơn.

Tủ điện ngoài trời là gì
Tầm quan trọng của vỏ tủ điện ngoài trời

Phân biệt giữa tủ điện ngoài trời và tủ điện trong nhà

Tủ điện ngoài trời

Tủ điện này có chân đế cao được đặt trên nền hoặc có tai treo trên cột, có mái dốc nước. Đó là những đặc điểm để giúp cho sản phẩm thích nghi tốt với môi trường ngoài trời hơn mặc cho mưa nắng thất thường. Có 2 loại tủ điện ngoài trời:

  • Loại 1 cánh: Đây là loại được thiết kế đơn giản gọn gàng và dễ dàng sử dụng, phù hợp với hệ thống chiếu sáng và những hệ thống điều khiển đơn giản.
  • Loại 2 cánh: Được thiết kế 2 cánh mới mục đích an toàn cho người sử dụng. Cánh ở phía trong được thiết kế để đặt các nút điều khiển, cảnh ở ngoài thì bảo vệ tủ điện không bị mưa nắng, bụi bẩn hay các tác động bên ngoài…

Chất lượng: Tủ điện ngoài trời được sơn một lớp mạ kẽm hoặc tĩnh điện bóng để chống nước cao vì ở bên ngoài môi trường

Tủ điện trong nhà

Tủ điện trong nhà này cũng có chân đế, đặt trên sàn hoặc treo tường và chia làm 2 loại.

  • Loại 1: Được thiết kế đơn giản với 1 cánh, gọn gàn và sử dụng dễ dàng để thích hợp cho hệ thống chiếu sáng và các hệ thống điều khiển đơn giản khác.
  • Loại 2 cánh: Loại này được thiết kế thông minh và an toàn cho người sử dụng

Chất lượng: Được sơn bằng điện bởi vì ít chịu tác động của môi trường bên ngoài hơn

Tủ điện ngoài trời là gì
Phân biệt giữa tủ điện ngoài trời và tủ điện trong nhà

Tiêu chuẩn chọn mua tủ điện ngoài trời

Mặc dù là tuỳ vào mục đích hay nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên họ lại không chú ý kỹ càng trong việc lựa chọn tủ điện sao cho phù hợp nhất, hậu quả là sẽ không dùng hiệu quả và bền bỉ. Do vậy trước khi mua thì cần phải lựa chọn hay cân nhắc thật kỹ để chọn mua những tủ chất lượng nhất. Vậy nên hãy tham khảo ngay tiêu chuẩn chọn mua tủ điện ngoài trời ở dưới đây nhé:

Chất liệu

Chắc chắn đây là phần quan trọng nhất bởi vì nó có thể quyết định đến 80% tuổi thọ và độ bền tốt. Hãy lựa chọn chất liệu là Inox 204 trở lên, tôn đen hay thép CT3. Ngoài ra thì có một số hãng lại chọn vật liệu là thép không gỉ (inox) SUS 201, SUS304. Có độ dày 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm để phù hợp với túi tiền và nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt là các tủ điện ngoài trời còn được phun thêm 1 lớp sơn tĩnh điện bên ngoài không chỉ chống gỉ mà còn thẩm mỹ.

Kích thước

Bên cạnh chất lượng kính thước cũng quan trọng không kém, thông thường tủ điện ngoài trời được sản xuất với hình dáng hình hộp chữ nhật hay hình hộp vuông. Kích thước chiều dài, chiều ngang, chiều rộng sẽ được thiết kế theo yêu cầu khách hàng. Nhưng các kích thước như chiều rộng lớn hơn 250mm, chiều cao hơn 220mm/2200mm và chiều sâu 150mm/1000mm vẫn là các lựa chọn thông dụng nhất.

Mục đích sử dụng

Ngoài 2 yếu tố trên thì yếu tổ này cũng quan trọng không kém. Các tủ mới ra đời liên tục với mong muốn là đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng trong khâu sản xuất hay đời sống.

Theo chức năng: 

Tuỳ vào mục đích và nhu cầu sử dụng khác nhau nên có các loại như:

  • Tủ điện ngoài trời cho trạm biến áp
  • Tủ điện trung thế
  • Tủ trạm phân phối
  • Tủ điện điều khiển

Theo điều kiện sử dụng

Người dùng sẽ lựa chọn trên những yếu tố hay yêu cầu tại môi trường lắp mà phân chia thành 2 loại:

  • Loại 1 cánh: Thiết kế chuyên dùng để chứa hệ thống chiếu sáng hay hệ thống điều khiển đơn giản.
  • Loại 2 cánh: Có thiết kế phức tạp hơn loại 1 cánh được dùng cho hệ thống điện lớn, có những cấu tạo thiết bị phức tạp. Ưu điểm tủ này là chống bụi tốt, thích nghi với các điều kiện thời tiết ở Việt Nam và an toàn cho người dùng.

Đảm bảo yêu cầu kĩ thuật

Thông thường có 2 yêu cầu kỹ thuật mà các nhà máy xưởng đưa ra đó là:

  • Chỉ số chống bụi: Những tủ điện làm việc ở những nơi khắc nghiệt thì đòi hỏi phải có khả năng chống bụi cao. Sẽ được phân chia theo khả năng ngăn chặn những hạt cát, bụi có kích thước từ >50mm, >12mm, >2.5mm, >1.0mm.
  • Chỉ số chống thấm: Các tủ mà có chỉ số IP càng thấp thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng chống thấm và chống bụi cũng thấp theo. Còn ngược lại càng tủ có khả năng chống thấm và chống bụi tốt thì sẽ có IP cao

Chỉ số IP phù hợp

Phụ thuộc vào 2 yếu tố là vị trí lắp đặt và yêu cầu kỹ thuật:

  • Vị trí lắp đặt: Tuỳ vào vị trí lắp đặt của bạn mà kỹ sư sẽ tư vấn cho khách các vỏ tủ điện ngoài trời có chỉ số IP phù hơp hơn. Chẳng hạn: Nhiều cây cối, không có mái che hay nhiều khói bụi
  • Yêu cầu kỹ thuật: Nếu mà tủ đã có lớp IP bảo vệ rồi thì chọn IP khác (cụ thể là không cần quá cao) còn nếu chưa thì chọn IP hơi cao một chút thì nó mới hiệu quả khi sử dụng.

Lưu ý:  Chỉ số IP tốt nhất mà theo Tedco thấy được là khoảng 65.

Tủ điện ngoài trời là gì
Tiêu chuẩn chọn mua tủ điện ngoài trời

Quy trình sản xuất của vỏ tủ điện ngoài trời

Bao gồm 12 bước

  • Bước 1: Chọn một tấm tôn chất lượng cụ thể là tôn đen với kích thước phù hợp và cắt tuỳ theo mục đích và nhu cầu sử dụng.
  • Bước 2: Đột lỗ trên máy đột tay hoặc là máy đột CNC
  • Bước 3: Mài nhẵn các lỗ để làm sạch bavia
  • Bước 4: Chấn định hình rồi mới tiến hành kiểm tra
  • Bước 5: Hàn ghép và vệ sinh mối hàn
  • Bước 6: Tẩy gì bằng dung dịch acid và tẩy dầu mỡ bằng dung dịch xút. Đảm bảo rằng vỏ không bị gỉ, bị bẩn hay bị bụi.
  • Bước 7: Định hình các bề mặt hoá chất chuyên dụng.
  • Bước 8: Phốt phát hoá bề mặt.
  • Bước 9: Rửa nước, hong khô rồi mới tiến hành kiểm tra.
  • Bước 10: Phun bột sơn tĩnh điện với màu phù hợp rồi mới kiểm tra
  • Bước 11: Sấy ở nhiệt độ 190-200 trong 10p
  • Bước 12: Lắp ráp và kiểm tra sản phẩm lần cuối thật kỹ càng.

Thi công tủ điện ngoài trời với TEDCO

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực thi công tủ điện ngoài trời thì nhà thầu cơ điện TEDCO tin rằng đem lại cho bạn những sản phẩm chất lượng nhất. Cùng với đội ngũ kỹ sư tay nghề cao, được đào tạo chuyên môn sâu cùng công nghệ thi công hiện đại sẽ mang đến cho quý khách hàng những công trình chất lượng nhất.

Nếu còn điều gì thắc mắc hay muốn được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới, các tư vấn viên sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích nhất. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Hotline: 090.799.5936 (Mr.Hải)

Vỏ Tủ điện ngoài trời là gì
Thi công tủ điện ngoài trời với Tedco

Kết luận

Sau khi xem hết bài viết này bạn cũng hiểu rõ hơn về tủ điện ngoài trời là gì. Vậy hãy lựa chọn thật kỹ tủ điện ngoài trời trước khi mua nhé

Leave your comment

Please enter your name.
Please enter your email address.
Please enter a valid email address.
Please enter comment.