18.10
2023
Lắp đặt điện mặt trời cần có giấy cấp phép của nhà nước

Lắp đặt điện mặt trời có cần xin phép của nhà nước không?

Lắp đặt điện mặt trời đang được sử dụng rộng rãi.

Trong những năm gần đây, lắp đặt điện mặt trời đã trở thành xu hướng sử dụng một nguồn năng lượng tái tạo phổ biến vì chi phí giảm và nâng cao hiệu quả. Đó là do: Khi nhu cầu và giá điện không ngừng tăng lên, thế giới xem xét các nguồn năng lượng tái tạo cho nhu cầu điện của mình.

Lắp đặt điện mặt trời cần có giấy cấp phép của nhà nước
Lắp đặt điện mặt trời cần có giấy cấp phép của nhà nước

Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc liệu lắp đặt điện mặt trời có cần xin cấp phép của nhà nước không? Thì bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn điều đó.

Chính sách mới cho đơn vị lắp đặt điện mặt trời

Các nhà đầu tư được khuyến kích xây dựng hệ thống sản xuất từ mặt trời. Và việc lắp đặt điện mặt trời cần phải được xin phép và có giấy xác nhận. Đối với các dự án hệ thống nhỏ hơn 1MW, chủ đầu tư cần đăng ký đấu nối với công ty Điện Lực nhà nước. Và cung cấp các thông tin như sau:

  • Công suất dự kiến lắp đặt dự án
  • Thông số kỹ thuật tấm pin điện mặt trời
  • Công suất biến đổi điện xoay chiều
  • Tổng công ty Điện Lực Việt Nam EVN hỗ trợ lắp đặt miễn phí đồng hồ 2 chiều.

Việc sử dụng đồ hồ điện 2 chiều sẽ giúp được doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân có thể đo lường được lượng điện của mình. Và lượng điện sẽ được tính khi đưa vào lưới được mua lại bởi EVN. Đồng thời việc các dự án ở các hộ riêng lẻ phải có giấy phép sửa chữa để có thể đáp ứng tuân thủ quy chuẩn an toàn lắp đặt điện mặt trời. Cũng như yêu cầu về môi trường hoạt động và tác hạ đến cảnh quan xung quanh không.

Các lưu ý khi xin phép lắp đặt điện mặt trời

  • Theo quy định về môi trường, các hệ thống lắp đặt điện mặt trời có diện tích dưới 50ha không cần phải báo cao đánh giá các tác động đến môi trường.
  • Với dự án công suất nhỏ hơn 1MW thì chủa đầu tư cần phải đăng ký đấu nối EVN
  • Nếu như dự án có công suất lớn hơn 1MW chủ đầu tư cần phải bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời và các hoạt động phát triển điện đang hoạt động.

Vì sao lắp đặt điện mặt trời cần phải xin phép?

Quy định về việc xin phép lắp đặt điện mặt trời áp mái có thể khác nhau tùy theo quy định của từng địa phương và quốc gia. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, việc lắp đặt điện mặt trời áp mái đòi hỏi người dùng phải xin phép từ cơ quan chức năng hoặc các cơ quan quản lý năng lượng, xây dựng, hoặc môi trường địa phương.

Điều này nhằm đảm bảo rằng việc lắp đặt điện mặt trời áp mái tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn an toàn và môi trường. Cũng như đảm bảo rằng hệ thống khi lắp đặt điện mặt trời không gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và cộng đồng xung quanh.

Do đó, trước khi lắp đặt điện mặt trời, bạn nên tìm hiểu về quy định của địa phương và quốc gia về việc xin phép. Liên hệ với cơ quan chức năng hoặc nhà quản lý địa phương để biết thông tin chi tiết về quy trình xin phép và các yêu cầu cần thiết.

Việc xin phép khi lắp đặt điện mặt trời mang lại nhiều lợi ích:

1. Khi lắp đặt điện mặt trời sẽ được hỗ trợ cũng như hưởng ưu đãi về vốn đầu tư và thuế

Tổ chức cá nhân tham gia phát triển các dự án điện mặt trời sẽ được huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Để đầu tư thực hiện các dự án điện mặt trời hoạt động theo quy định đến từ văn bản thông tư pháp luật.

Đơn vị sẽ có sự hỗ trợ miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tạo tài sản cố định cho dự án điện mặt trời.

Các đơn vị khi thi công lắp đặt  điện mặt trời được miễn, giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp đối với các dự án điện mặt trời sẽ thực hiện như các lĩnh vực được ưu đãi đầu tư theo quy định luật về thuế.

2.Khi lắp đặt điện mặt trời sẽ được hưởng ưu đãi về đất đai

Miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước cho các dự án lắp đặt điện mặt trời, công trình đường dây và trạm biến áp để đấu nối với lưới điện.

Được cơ quan nhà nước tạo điều kiện thu xếp quỹ đất để chủ đầu tư thực hiện các dự án lắp đặt điện mặt trời.

3.Khi lắp đặt điện mặt trời sẽ được hưởng ưu đãi giá điện của các dự án điện mặt trời

Khi nào cần xin phép lắp đặt điện mặt trời

1. Cần xin phép lắp đặt điện mặt trời khi

Đối với hệ thống lắp đặt điện mặt trời có công suất nhỏ hơn 1MW, chủ đầu tư cần đăng ký đấu nối với EVN tỉnh/thành phố. Còn hệ thống lắp đặt điện mặt trời có công suất lớn hơn hoặc bằng 1MW, chủ đầu tư ngoài đăng ký với EVN cần bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời, quy hoạch phát triển điện lực. Đồng thời cần cung cấp đầy đủ giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng và giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.

Có thể cần xin thêm giấy phép cải tạo và xây dựng công trình/kiến trúc đối với các trường hợp được quy định trong văn bản pháp luật hiện hành.

2. Khi đã đảm bảo các yêu cầu trong đầu tư xây dựng lắp đặt điện mặt trời

Phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và các quy định liên quan khác.

Thiết bị chính của dự án điện mặt trời phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về điện mặt trời; chất lượng điện của dự án điện mặt trời phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về điện áp, tần số và các yêu cầu khác liên quan theo quy định hiện hành.

Bên bán điện có trách nhiệm đầu tư và lắp đặt thiết bị đo đếm điện năng; tổ chức việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện năng theo đúng quy định của pháp luật về đo lường.

Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng dự án điện mặt trời có trách nhiệm lắp đặt điện mặt trời phải đảm bảo an toàn về kết cấu, an toàn về công trình theo các quy định hiện hành.

Liên hệ với TEDCO qua các phương tiện sau để được hỗ trợ tốt nhất về dịch vụ lắp đặt điện mặt trời:

Leave your comment

Please enter your name.
Please enter your email address.
Please enter a valid email address.
Please enter comment.