30.05
2022
Tủ điện hạ thế là gì

Tủ điện hạ thế là gì? 3 loại quan trọng của tủ điện hạ thế

Tủ điện đóng một phần quan trọng trong hệ thống điện, cụ thể hơn là ở các trạm biến áp hay trạm kỹ thuật ở các khu công nghiệp thì xuất hiện nhiều loại tủ điện hạ thế mà bạn không biết hết được. Ngoài ra bạn còn phải hiểu rõ chức năng cũng như công dụng của tủ điện hạ thế đó để đảm bảo được nhu cầu và mục đích mua của bạn.

Thấu hiểu được điều này nên bài viết hôm nay của tedco.com.vn sẽ giải thích cho bạn về tủ điện hạ thế là gì cũng như phân loại chúng rõ ràng để bạn có thể đảm bảo với mục đích và nhu cầu của bạn. Vậy nên hãy xem hết bài viết nhé!!!

Tủ điện hạ thế là gì

Định nghĩa

Tủ điện hạ thế là một thiết bị có vai trò quan trọng đối với hệ thống công trình điện dân dụng và dân sinh. Đây là thiết bị sử dụng ở điều kiện nguồn điện lưới phải ở mức 0.4kV. Bên cạnh đó tủ điện này có tác dụng chuyển đổi nguồn điện từ các đường dây trung thế hay cao thế thành nguồn điện chuẩn 1 pha 220V hay 380V để đưa vào sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.

Tủ điện hạ thế này thường được đặt ở các vị trí cố định như sau máy biến áp hoặc trạm hạ thế với chức năng chính là đóng ngắt, với mục đích là bảo vệ an toàn cho những phụ tải ở bên dưới nó. Hiện nay các loại tủ điện được lắp đặt trong dân dụng hay là trong công nghiệp ở sau trạm thì được gọi là tủ điện hạ thế.

Ưu điểm

Tủ điện hạ thế này được thiết kế gọn nhẹ và đơn giản cùng với các thiết bị đo đếm được đặt tại các vị trí riêng biệt nhất với mục đích là cho người vận hạnh sẽ dễ dàng nhìn thấy và phân biệt nó. Bên cạnh đó thì tủ điện này còn có được cấu tạo vững chắc, độ an toàn cao.

Vỏ tủ thì dược làm từ tôn dây 2mm, đem lại sự chắc chắn và bảo vệ được các thiết bị bên trong nó. Điểm đặc biệt ở đây là tủ còn được chế tạo bởi IP4X không chỉ bảo vệ khỏi bị côn trùng phá hoài mà còn tránh được bụi bẩn.

Chức năng và ứng dụng của tủ hạ thế

Chức năng

Tủ điện hạ thế này đóng một vai trò quan trọng và hầu như không thể thiếu được trong việc điều hoà để đảm bảo được sự an toàn cho cả hệ thống điện. Phụ thuộc theo nhu cầu và mục đích sử dụng của bạn nên tủ điện hạ thế này sẽ thiết kế sao cho phù hợp. Nhưng không vì vậy mà chức năng của tủ điện này sẽ thay đổi, nó luôn đảm bảo rằng có các tiêu chí sau đây:

  • Bảo vệ những thiết bị điện trọng yếu trong hệ thống điện bên trong như: bảng cầu chì, rơ-le, thiết bị chuyển mạch, dụng cụ đo chỉ thị,…trước tác động hoá học, cơ học của môi trường ảnh hưởng tới hoạt động của các thiết bị trên. Kết quả là tạo được sự ổn định và an toàn cho sự vận hành cả một hệ thống lớn.

Ngoài ra tủ điện hạ thế còn được xem như là một lớp màng bảo vệ tính mạng của con người trước những nguy cơ bị điện giật trực tiêp hay gián tiếp. Đối với những chức năng vô cùng quan trọng ở trên thì việc lắp ngay một tủ hạ thế là một việc quan trọng và cần thiết khi xây dựng một hệ thống điện.

Ứng dụng

  • Thông thường tụ điện hạ thế được sử dụng trong các mạng điện hạ thế, phòng kỹ thuật của các thiết bị, lắp đặt tại phòng kỹ thuật của các tầng.
  • Phạm vi lắp đặt: Được lắp đặt ở các công trình công nghiệp và dân dụng như là nhà máy, trung tâm thương mại, xưởng công nghiệp, chung cư, bệnh viện,…

 

Tủ điện hạ thế là gì
Chức năng và ứng dụng của tủ điện hạ thế

Kết cấu cùng với sơ đồ của tủ điện hạ thế

Kết cấu

  • Thông thường tủ điện hạ thế thường có hình chữ nhật và gồm 3 loại là loại có khoá, loại cửa nổi kín nước và loại cửa thường. Ở phía trước tủ điện lại có gắn một đồng hồ để đo chỉ số điện năng, có đèn báo tín hiệu và màn hình hiển thị cùng với bảng điều khiển.
  • Tủ điện hạ thế này thường được dùng để đựng các thiết bị bảng điện như là biến thế, biến áp, công tắc,.. Ở các công trình, nhà máy, nhà cửa,… phụ thuộc vào vị trí và mục đích sử dụng. Bên trong đó là cả một hệ thống mạch điện được lập trình và lấp ráp bởi các thiết bị nhỏ và mang chức năng khác nhau tuỳ vào chức năng của các loại tủ điện: tủ phân phối,…
  • Trong công nghiệp tủ điện hạ thế thường được sơn màu xám hoặc là sơn theo lựa chọn bao gồm như sơn tĩnh điện có khả năng chống thấm nước, chống trầy xước và cách điện. Chủ yếu là giúp cho các thiết bị hạn chế việc bị hổng hóc.
  • Hệ thống tủ điện này được sản xuất giống với quy trình quản lý cùng với chất lượng ổn định cao. Nên người dùng an tâm sử dụng.

Sơ đồ  

  • Khi lắp đặt tủ điện hạ thế thì không được phép thiếu sơ đồ. Vì sơ đồ này giúp các kỹ thuật viên lắp đặt đúng nhất cùng với đó là đảm bảo an toàn.
  • Hiện nay thì không có sơ đồ nguyên lý chung cho tủ điện hạ thế cả. Vậy nên mỗi loại có mỗi sơ đồ khác nhau. Tuỳ thuộc vào công dụng của chúng để thiết lập được sơ đồ phù hợp.

Phân loại các tủ điện hạ thế

Tuỳ thuộc vào nhu cầu cũng như mục đích thì tủ điện hạ thế sẽ được phân làm các loại sau

1.Tủ điện phân phối hạ thế

Đây là tủ điện có chức năng chia các nguồn điện thành các mạch riêng biệt và mỗi mạch trong số đó được quản lý để đảm bảo rằng cầu chì hay các thiết bị chuyển mạnh được lắp đặt trong tủ điện. Ngoài ra nó cũng được xem như là nơi lắp đặt và bảo vệ các thiết bị đóng ngắt.

Bên cạnh đó nó cũng là đầu nối phân phối điện cho công trình và cách ly những thiết bị điện đối với người vận hành để hạn chế sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng. Dưới đây là một số loại tủ điện phân phối hạ thế:

1.1 Tủ điện phân phối hạ thế tổng MSB (Main Distribution Switchboard):

Tủ điện này có thiết kế nhiều ngăn riêng biệt như ngăn chứa ACB/MCCB tổng, MCB ngõ ra tải,… Loại tủ này được lắp sau các trạm hạ thế (từ 15kV xuống 380VAC) với chức năng là đóng hoặc ngắt mục đích là bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải. Hiện tại thì tủ điện phân phối tông MSB này được sử dụng trong mạng hạ thế và là thành phần quan trọng nhất trong mạng phân phối điện. Tủ MSB này được đặt sau trạm hạ thế và trước tủ điện phân phối DB.

Tủ điện hạ thế là gì
Tủ điện phân phối tổng MSB (Main Distribution Switchboard)

1.2 Tủ điện phân phối hạ thế DB (Distribution Board):

Đây là loại tủ được sử dụng trong mạng điện hạ thế và thường đặt ngay sau tủ phân phối tổng MSB. Tủ điện DB này thường được dùng để cung cấp điện cho 1 nhóm thiết bị điện hoặc thiết bị đầu cuối như máy bơm, động cơ,… Dòng điện của tủ này có thể lên đến 1000A. Ngoài ra thì nó là dòng tủ nhỏ nhất và được đặt gần các phụ tải.

Ở bên trong tủ này được thiết kế bao gồm MCB/RCCB, cầu chì, đèn báo pha. Đồng hồ kWh, ampe kế, volt kế là danh cho các tủ đặc biệt. Ứng dụng phổ biến của tủ này lắp đặt tại phòng vận hành ở các công trình, nhà xưởng, nhà máy,…

Tủ điện hạ thế là gì
Tủ điện phân phối hạ thế DB (Distribution Board)

1.3 Tủ điện ATS (Automatic Transfer Switches):

Tủ điện này là một thiết bị giúp chuyển đổi tự động. Chức năng của nó giống như một máy phát tự khởi động và đóng điện cho phụ tải khi xảy ra sự cố mất điện. Và khi đã có lại nguồn điện rồi thì hệ thống của máy sẽ tự chuyển nguồn trở lại và tự động ngắt máy phát.

Tủ này được dùng trong các khu công nghiệp hay chung cư, trung tâm thương mại,… đây là những nơi đòi hỏi phụ tải phải cấp điện liên tục hoặc những nơi hay xảy ra tình trạng mất điện. Ngoài ra thì vai trò của nó là bảo vệ lưới điện, máy phát khi xảy ra trường hợp như mất pha, sụt áp, …

Tủ điện hạ thế là gì
Tủ điện ATS (Automatic Transfer Switches)

1.4 Tủ điện bù công suất phản kháng:

Là loại tủ điện đóng vai trò làm tăng hệ số công suất bằng cách là sử dụng bộ tụ bù làm nguồn công suất phản kháng. Tủ điện này thường được thiết kế gồm nhiều bước tụ với mỗi bước sẽ được điều khiển bằng Contactor. Khi đóng, ngắt Contactor sẽ làm thay đổi lượng tụ bù vận hành song song. Thiết bị này thường được ứng dụng ở nhiều hệ thống điện có sử dụng các phụ tải có tính cảm kháng cao. Chủ yếu là xuất hiện trong phòng kỹ thuật ở các công trình.

Tủ điện hạ thế là gì
Tủ điện bù công suất phản kháng

2. Tủ điện điều khiển hạ thế

Đây là một loại tủ có chức năng chính là điều khiển các thiết bị phụ tải theo đúng quy trình đã có. Chúng còn được vận hành độc lập hoặc kèm với tủ điện đọng lực

2.1 Tủ điện điều khiển hạ thế chiếu sáng:

Là loại tủ dùng cho các hệ thống chiếu sáng đươc sử dụng phổ biến ở các công trình và khu vực công cộng như: đường phố, khu đô thị, công viên, cầu,…

Tủ điện hạ thế là gì
Tủ điện điều khiển chiếu sáng

2.2 Tủ điện điều khiển động cơ MCC:

Loại tủ này có chức năng sử dụng để khởi động hay điều khiển tốc độ, chiều quay của động cơ. Bình thường nó được lắp đặt để thực hiện nhiệm vụ là điều khiển các động cơ có công suất lớn ở các công trình công nghiệp như xưởng sản xuất, trạm bơm, nhà máy

Tủ điện hạ thế là gì

Tủ điện động lực hạ thế

Khác với 2 loại tủ phân phối hạ thế và điều khiển hạ thế thì tủ này có chức năng cơ bản là đóng cắt những thiết bị phụ tải có công suất lớn. Như các hệ thống tín hiệu của các bộ điều khiển như máy tính, vi xử lý,… Tủ này khá là ưa chuộng bởi khách hàng để ý đến và số lượng đặt hàng cũng tăng sau khi dùng thử.

Lưu ý khi lắp đặt tủ điện hạ thế

Như đã nói ở trên thì tủ điện hạ thế này là một phần quan trọng và không thể thiếu ở toàn bộ hệ thống điện trong công nghiệp cũng như trong dân dụng. Vậy nên ta cần phải lưu ý khi lắp đặt tại xưởng

Về cơ khí

  • Đảm bảo rằng sản xuất giống với bản vẽ đề ra và được khách hàng phê duyệt. Nếu phát hiện ra những vị trí không được triển khai cần báo lại gắp với phòng kỹ thuật để có phương án tốt nhất.
  • Cần lựa chọn những tấm tôn đẹp không bị cong vênh móc méo hoặc lượn sóng. Nếu chọn khác sẽ dẫn đến hậu quả làm cánh hay hông tủ bị biến dạng và không lắp đặt được.
  • Cần để ý khi đột các mặt lỗ trên cánh tủ điện hạ thế như đèn báo pha, mặt đồng hồ, các vị trí của lỗ khoét Aptomat và chuyển mạch. Các chi tiết đột đó phải đúng vị trí hay kích thước tránh đột sai lỗ. Khi đó sẽ dẫn đến hậu quả không thể lắp đặt được các thiết bị lên khi đấu nối.
  • Chấn, gấp các chi tiết tủ điện hạ thế sau bước đột lỗ, các chi tiết này phải thiết kế phù hợp với chày và cối máy chấn C.N.C sao cho gia công được dễ nhất.
  • Cẩn thận khi hàn, mài hoàn thiện tủ điện hạ thế. Bước này khá quan trọng bởi vì là khâu cuối cùng trước khi sơn nên các chi tiết dù là nhỏ nhất cũng phải đảm bảo chính xác và thẩm mỹ nhất.
  • Sơn tĩnh điện để hoàn thiện bề mặt sản phẩm.

Về xưởng điện:

  • Sau khi đã hoàn thiện về phần cơ khí thì xưởng điện sẽ lắp ghép cánh, thân, hoàn thiện vỏ tủ.
  • Các thanh ray bắt thiết bị, máng nhựa đi dây dẫn cũng nên được lắp đặt trước khi đấu nối.
  • Khi hoàn thiện gá toàn bộ chi tiết lên thì hãy tiến hành đấu nối tủ điện hạ thế theo đúng với sơ đồ bản vẽ thiết kế đã đề ra.
  • Kiểm tra và test nguội trước rồi mới cho điện vào thử. Khâu này khá là quan trọng và quyết định đến toàn bộ chất lượng của tủ điện hạ thế.

Tổng kết 

Sau khi bạn xem hết bài viết này thì có thể hiểu rõ hơn về tủ điện hạ thế là gì và qua đó biết cách phân loại đủ điện hạ thế này để mua đúng với mục đích và nhu cầu của bạn