05.06
2023
Hướng dẫn sử dụng tủ tụ bù tiết kiệm điện 31

Hướng dẫn sử dụng tủ tụ bù tiết kiệm điện

Hướng dẫn sử dụng tủ tụ bụ sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nó. Tủ tụ bụ có thể là một khái niệm khá xa lạ đối với những người không có chuyên môn trong ngành. Bài viết này Tedco sẽ đưa ra những thông tin hữu ích giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng và dễ hiểu hơn về thiết bị này.

Tủ tụ bù là gì?

Hướng dẫn sử dụng tủ tụ bù tiết kiệm điện 32
                                                 Hướng dẫn sử dụng tủ tụ bù

Tụ bù là nhóm các vật dẫn được đặt cạnh nhau và được tách biệt bằng lớp điện môi cách điện. Nó có tác dụng tích tụ và phóng đi nguồn điện trong mạch điện. Muốn biết rõ hơn thì cần phải tìm hiểu kĩ hướng dẫn sử dụng tủ tụ bù. Tụ bù có khả năng tích điện ở một hiệu điện thế nhất định là điện dung. Trong các thiết điện, tụ bù được sử dụng nhằm bù công suất phản kháng để tăng hệ số công suất cosφ. Giúp cho lưới điện hoạt động hiệu quả và tránh bị phạt tiền công suất phản kháng. Do đó việc lắp tụ bù là rất cần thiết. Nó giúp cho bạn tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Cấu tạo tủ tụ bù

Tủ tụ bù là loại tụ có thành phần cấu tạo giấy được tẩm dầu đặc biệt. Bao gồm các lá nhôm dài được cách điện bằng các lớp giấy. Tất cả thành phần được cố định tại một bình hàn kín, hai đầu cực được đưa ra bên ngoài.

Hướng dẫn sử dụng tủ tụ bù tiết kiệm điện 33

Hướng dẫn sử dụng tủ tụ bù-Lý do phải lắp đặt tủ tụ bù

Nguyên lý hoạt động của tủ điện tủ bù

Công suất phản kháng chính là công suất không sinh ra công hữu ích trong quá trính biến đổi điện năng. Yêu cầu về công suất tác dụng và công suất phản kháng phải đáp ứng thì thiết bị điện mới có thể hoạt động tốt. Ba loại công suất có một mối quan hệ mật thiết với nhau:

S2 = P2 + Q2

P = S. cosϕ

Q = S. sinϕ

(S là công suất biểu kiến, P là công suất tác dụng, Q là công suất phản kháng)

Khi hệ số cos ϕ càng cao thì điện tải sẽ tạo ra càng nhiều công. Nếu dùng tủ tụ bù thì nguồn chỉ cấp một phần công suất phản kháng, còn lại sẽ do tụ bù thêm vào. Điều này làm cho công suất tác dụng sẽ được tăng lên.

Để truyền tải tốt điện năng, dòng điện sẽ làm dây bị nóng lên, tạo ra một lượng sụt áp trên đường tải điện. Dòng điện tỉ lệ với công suất biểu kiến. Vì vậy việc sử dụng tụ bù sẽ bù vào phần công suất phản kháng Dòng điện sẽ được làm mát và tăng hệ số công suất (cosϕ).

Tủ điện tụ bù thường bao gồm nhiều bước tụ. Mỗi một bước tụ được tắt bật bằng Contactor. Bộ điều khiển kiểm soát hệ số công suất của mạng điện sẽ thực hiện nhiệm vụ đóng mở các Contactor. Từ đó làm cho hệ số công suất của cả mạng điện thay đổi.

Hướng dẫn sử dụng tủ tụ bù và lắp đặt tủ điện tụ bù giúp tiết kiệm điện năng

Hướng dẫn sử dụng tủ tụ bù
                                                      Lắp đặt tủ tụ bù

Ứng dụng tủ tụ bù trong sản xuất có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhưng cũng cần lưu ý cách lắp đặt đối với từng quy mô sản xuất cũng khác nhau. Cần đặc biệt chú ý tới hướng dẫn sử dụng tủ tụ bù để tiết kiệm điện năng.

Cách lắp đặt ở cơ sở sản xuất nhỏ:

  • Đối với các cơ sở sản xuất thường có công suất tiêu thụ điện không nhiều. Các thiết bị tạo ra sóng hài bé nên không nhất thiết bị lọc sóng hài, công suất phản kháng thấp.
  • Hướng dẫn sử dụng tủ tụ bù: nếu cơ sở sản xuất muốn bù công suất phản kháng để tiết kiệm chi phí điện năng thì chỉ cần sử dụng biện pháp tụ bù tĩnh. Tủ điện tụ bù để lắp đặt có cấu tạo khá đơn giản, gọn, nhẹ. Hệ thống gồm có Vỏ tủ 1 Aptomat để tắt bật,1 tụ bù công suất bé

Hướng dẫn sử dụng tủ tụ bù cho cơ sở sản xuất vừa:

  • Đặc điểm cơ sở sản xuất vừa: có công suất tiêu thụ điện năng ở mức trung bình. Các thiết bị tạo ra sóng hài bé nên không cần thiết phải lọc sóng hài. Công suất phản kháng cũng ở mức vừa phải.
  • Giải pháp lắp đặt giúp tiết kiệm điện năng: để không bị phạt tiền công suất phản kháng cần lắp tủ tụ bù nhiều cấp. Gồm có tụ bù thủ công (đóng ngắt bằng tay) và tụ bù tự động (có bộ điều khiển tự động).
    Việc sử dụng các cấp tụ bù đóng ngắt bằng tay sẽ không đảm bảo độ nhạy bén và chính xác, hơn nữa lại rất mất thời gian, công sức để vận hành. Bên cạnh đó tụ bù tự động lại khắc phục được các hạn chế đó của tụ bù thủ công nên rất nhiều đơn vị áp dụng. Điểm nổi trội của tụ bù tự động chính là độ chính xác và hợp lý. Bộ điều khiển tự động có các loại từ 4 cấp – 14 cấp.
    Thiết bị tủ tụ bù tự động chuẩn gồm: Vỏ tủ cao 1m – 1.2m, bộ điều khiển tự động, Aptomat từng cấp tụ bù, Aptomat tổng, Contactor đóng ngắt được nối với bộ điều khiển, tụ bù, một số thiết bị hỗ trợ khác (đồng hồ đo Volt, Ampe, đèn báo pha,…)

Cách lắp đặt ở cơ sở sản xuất lớn:

  • Đặc điểm: công suất tiêu thụ điện năng của các thiết bị rất lớn, thường phải có trạm biến áp được lắp đặt riêng để đảm bảo ổn định và để bảo vệ tủ điện tụ bù thì đều cần có bộ phận lọc sóng hài.
  • Hướng dẫn sử dụng tủ tụ bù giúp tiết kiệm điện năng: cần phải lắp đặt tụ bù tự động nhiều gồm nhiều tụ công suất lớn, đồng thời cần có thêm bộ phận lọc sóng hài để tránh tình trạng nổ tụ bù.

Hướng dẫn sử dụng tủ tụ bù tiết kiệm điện 34

Với những thông tin trên hi vọng sẽ giúp bạn có giải pháp phù hợp để tiết kiệm điện năng cho cơ sở sản xuất của mình. Có gì vướng mắc vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ Phần TEDCO Việt Nam

Địa chỉ: 18 Đường số 2, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, TP. HCM

Nhà Xưởng: 57/5 Tô Vĩnh Diện, P.Đông Hòa , TX. Dĩ An , T.Bình Dương.

Hotline: 090.799.5936 (Mr. Hải)

Điện Thoại: 0274.246.1550

Website: Nhà Thầu Cơ Điện | Nhà Thầu Điện | Máng Cáp